Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Những con đường lây nhiễm của bệnh sùi mào gà.

Rất nhiều người chỉ biết bệnh sùi mào gà chỉ lây nhiễm qua con đường tình dục. Tuy nhiên đây là một quan niệm chưa đầy dủ, bởi ngoài con đường tình dục phổ biến thì bệnh còn bị lây nhiễm qua nhiều con đường khác nữa. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ cho bạn biết về các con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà mà bạn không ngừo tới.

Con đường lây truyền của bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà do vius HPV gây nên. Các bạn biết không, trong cơ thể chúng ta vốn đã có sẵn loại virus HPV này. Nhưng do cơ thể cũng đồng thời sản sinh kháng thể HPV nên virus mới không phát triển mạnh.

Chỉ khi cơ thể mất dần sức đề kháng hoặc quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, virus mới phát triển, nhân rộng và gây bệnh. Chúng có thể gây những tổn thương tại cơ quan sinh dục – sinh sản, miệng, hậu môn, tay, mắt, cổ tử cung…Hoặc bất cứ vị trí nào có tiếp xúc với mầm bệnh.

Thông thường những tổn thương có thể tự lành và mất đi, nên người bệnh thường lầm tưởng là bệnh đã khỏi, nhưng thực chất là bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính và sẵn sàng tái phát lại nhiều lần.

Sùi mào gà lây lan từ người sang người qua nhiều con đường khác nhau. Dưới đây là những con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà mà chúng ta không hề nghĩ tới.

1. Quan hệ tình dục không an toàn

Bấtkể hình thức quan hệ tình dục không an toàn nào, bao gồm cả quan hệ trực tiếp qua âm đạo, miệng hay hậu môn đều là những con đường chính lây truyền các bệnh xã hội nói chung và bệnh sùi mào gà nói riêng. Thậm chí, ngay cả khi đã dùng bao cao su nguy cơ lây nhiễm vẫn rất cao.

Khi bị lây nhiễm sùi mào gà qua đường tình dục, người bệnh sẽ thấy có những nốt mụn sùi giống như mào gà hoặc hoa lơ xuất hiện ở bộ phận sinh dục nam nữ, miệng và hậu môn…Bất kể vị trí nào có tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể xuất hiện mụn sùi.

Kết quả hình ảnh cho bệnh sùi mào gà lây qua con đường nào

Những con đường lây nhiễm của bệnh sùi mào gà.

2. Tiếp xúc niêm mạc hở

Virus HPV gây bệnh sùi mào gà tuy không thể sống quá vài phút trong môi trường ngoài cơ thể. Nhưng nếu bạn có bất kỳ tiếp xúc thân mật hoặc dùng chung đồ đạc cá nhân với mầm bệnh khi trên cơ thể có vết thương hở thì khả năng bạn bị lây nhiễm sùi mào gà là rất lớn.

Để tránh được con đường lây nhiễm này, bạn không nên dùng chung đồ hoặc bắt tay, hôn môi,…hoặc có bất kỳ tiếp xúc thân mật nào khi trên cơ thể có vết thương hở.

3. Lây truyền từ mẹ sang con.

Nếu phụ nữ đang mắc sùi mào gà thì không nên mang thai. Còn nếu đang mang thai mà mắc sùi mào gà thì không nên sinh thường. Bởi trẻ sơ sinh có thể lây nhiễm sùi mào gà từ mẹ nếu chẳng may bé há miệng khi chui qua buồng tử cung và cổ tử cung. Do đó, các mẹ mác sùi mào gà nên sinh mổ và không cho con bú.

4. Lây truyền qua đường máu.

Thường thì chỉ những trường hợp dùng chung bơm kim tiêm khi chích hút ma túy hoặc hiến máu tình nguyện hoặc được nhận máu từ “mầm bệnh” mới có nguy cơ bị lây truyền sùi mào gà qua con đường này. Nhưng tỷ lệ mắc sùi mào gà khi đi hiến máu tình nguyện là rất thấp.

0 nhận xét: