Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Phân biệt bệnh vảy nến dựa trên triệu chứng điển hình

  • Đăng bởi: huyền vũ
  • Thêm thời gian: Tháng Mười 20, 2016
  • Lượt xem: 2

Bệnh vảy nến ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe chung (trừ một số thể nặng) nhưng bệnh lại dai dẳng và hay bùng phát trở lại, nên ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, lao động và tâm trí người bệnh. Bệnh thường phát vào mùa đông, ở da đầu và mặt ngoài tứ chi, nặng thì có thể phát ra toàn thân, có thể kèm theo sưng đau các khớp tay chân. 

3

arrow-25894_960_720 Triệu chứng của bệnh vảy nến

– Thương tổn da: bệnh vảy nến biểu hiện trên da rõ nết nhất bằng các dát đỏ có vẩy trắng phủ trên bề mặt, vẩy dày, có nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong và giống như giọt nến .
Các lớp da bong tróc có dấu hiệu bị lan rộng ra vùng da đầu, vùng đầu gối, khủy tay, có khi lan ra toàn thân. Tuỳ theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà kích thước thương tổn to nhỏ khác nhau với đường kính từ 1- 20 cm hoặc lớn hơn.

– Thương tổn khớp: Tỷ lệ khớp bị thương tổn trong vẩy nến tùy từng thể. Thể nhẹ, thương tổn da khu trú, chỉ có khoảng 2% bệnh nhân có biểu hiện khớp. Trong khi đó ở thể nặng, dai dẳng có đến 20% bệnh nhân có thương tổn khớp. Biểu hiện hay gặp nhất là viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn

– Thương tổn móng: Tổn thương trên móng xảy ra ở khoảng 30% – 40% bệnh nhân vẩy nến. Các móng ngả màu vàng đục,có chấm lỗ rỗ hoặc hình gợn sóng trên bề mặt. Móng rất mủn, dễ gãy, nhiều người bệnh còn mất cả móng.

 Có triệu chứng trên   ➡ Liên lạc với chuyên gia ngay

untitled-3-copy

arrow-25894_960_720 Các thể bệnh vảy nến

– Dạng thường gặp là vảy nến thể mảng: những vùng da bệnh có màu đỏ đóng vẩy màu trắng bạc bên trên.

– Vảy nến giọt: thể hiện dưới dạng những sang thương hình bầu dục màu đỏ ở thân, chi và da đầu.

– Vảy nến mủ: bề mặt da xuất hiện những bóng nước có chứa mủ.

– Vảy nến đảo ngược: thể hiện dưới dạng những mảng đỏ, láng ở da của những nếp gấp như quanh cơ quan sinh dục, dưới vú, nách…

– Vảy nến đỏ da: là thể nặng, da bị đỏ tróc ra từng mảng thường ảnh hưởng tới một vùng lớn trên cơ thể. Bệnh nhân có thể tử vong do da mất chức năng bảo vệ dẫn đến hậu quả nặng nề là các rối loạn thân nhiệt và cân bằng nước – điện giải.

– Viêm khớp vảy nến: có thể viêm bất cứ khớp nào, thường là các khớp ngón tay, ngón chân nhưng có thể xảy ra ở khớp hông, gối, cột sống…

icon-muiten  icon-muiten   Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

arrow-25894_960_720 Phân biệt vảy phấn đỏ nang lông và vảy nến

4

Vảy phấn đỏ chân lông (viết tắt là PRP) là một bệnh rối loạn sẩn vảy mãn tính chưa rõ nguyên nhân, đặc trưng bởi mảng vảy màu hung đỏ, dày sừng lòng bàn tay, sẩn sừng quanh nang lông. Bệnh có thể tiến triển thành đỏ da toàn thân với những đảo da lành.

Có thể dễ dàng chuẩn đoán bệnh đối với tổn thương phát triển đầy đủ vì dựa vào hình ảnh lâm sàng đặc biệt đối với sẩn nang lông màu vàng đặc trưng hoặc vàng cá hồi, với nút sừng ở giữa, vị trí ở mu đốt 1, 2 ngón tay, 2 bên cổ, mặt duỗi chi. Da thô ráp, dày, xù xì, vảy, bàn tay bàn chân da dày cứng.Tuy nhiên có một số trường hợp rất giống vảy nến.

Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn điều tiết hóa lành tính của tế bào thượng bì tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng.

 Tiêu chí  Vảy phấn đỏ nang lông Vảy nến
– Độ tuổi mắc bệnh Gặp nhiều ở lứa tuổi <10 và từ 50 – 59 tuổi Thường gặp ở những người trên 20 tuổi
– Tình trạng đóng vảy Vảy mỏng Vảy dày
– Hiện tượng dày sừng Dày sừng ăn sâu vào nang lông làm nang lông giãn rộng.

Dày sừng ở lớp hạt

Ít gặp tình trạng dày sừng
– Đảo da lành Thường gặp ở bệnh vảy phấn đỏ nang lông hơn Hiếm thấy ở bệnh nhân mắc bệnh vảy nến
– Tổn thương móng Bờ tự do móng màu vàng nâu, dày giường móng Móng dày lên rõ và có hiện tượng rỗ, mủn, có thể gặp ở cả móng tay và móng chân
– Chu chuyển thượng bì Quá trình chu chuyển các tế bào ở thượng bì tăng, chỉ số đánh dấu thymidin tăng 3-27%.

Tốc độ phát triển của móng tăng hơn bình thường

Chu chuyển tế bào thượng bì (epidermal turnover time) ở da vẩy nến rút ngắn chỉ còn 2- 4 ngày.
– Áp xe Munro Không có Từ mao mạch vùng nhú và dưới nhú thoát ra các tế bào lymphô và bạch cầu đa nhân trung tính xâm nhập vào các khe gian bào và lớp gai tạo thành vi áp xe Munro.

⇒ Dấu hiệu quan trọng chẩn đoán vẩy nến.

arrow-25894_960_720 Quang hóa trị liệu: Sử dụng liệu pháp PUVA

2

Liệu pháp quang hoá trị liệu (PUVA) trong trị liệu vảy nến là một phương pháp được dùng phổ biến trên thế giới từ nhiều năm nay và cho hiệu quả tối ưu đối với bệnh này.

PUVA có tác dụng nhanh và cải thiện đáng kể tình trạng bệnh so với các phương pháp khác nhờ ngăn cản quá trình tăng sinh vẩy và ức chế các dị nguyên.

Việc trị liệu bằng quang hoá trị liệu được áp dụng khi có đợt bệnh phát. Sau khi được khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân sẽ uống thuốc Psoralen để tạo cảm ứng ánh sáng rồi mới chiếu tia.

Số lần chiếu tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương của từng người; thông thường là 2­-3 lần/tuần để trị liệu tấn công và 1 lần/tuần để trị liệu duy trì; mỗi giai đoạn như vậy kéo dài khoảng 2 tháng.

Trong khi chiếu tia, bệnh nhân cần đeo kính bảo vệ mắt. Không được tiếp xúc nhiều với ánh nắng giữa các lần trị liệu hay tự ý dùng các thuốc hỗ trợ chữa vẩy nến khác.

Chuyên gia hùng hậu: Kỹ thuật hiện đại: Dịch vụ hoàn hảo:   Chi phí hợp lý:
Quy tụ đội ngũ chuyên gia da liễu hàng đầu, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm lâm sàng. Áp dụng các kỹ thuật trị liệu hiện đại, được chuyển giao từ các nước có nền y học hiện đại trên thế giới.    Toàn bộ dịch vụ y tế cung cấp đều đạt chất lượng cao, đem lại lợi ích cao nhất cho người bệnh.   Mọi hạng mục thu phí đều tuân thủ nghiêm ngặt quy định của bộ y tế, không thu bừa, lạm thu.

0 nhận xét: